Chat hỗ trợ
Chat ngay

Trích lục đất là gì? Hồ sơ và thủ tục xin cấp trích lục đất bao gồm những gì? Đây là câu hỏi mà Happy Corp nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Đối với những nhà đầu tư sở hữu bất động sản, thì việc tìm hiểu trích lục đất (hoặc trích lục bản đồ địa chính) là rất cần thiết. Trong bài viết sau, Happy Corp sẽ giải thích tất tần tật những thông tin xoay quanh khái niệm “Trích lục đất”

1/ Trích lục là gì?

Trích lục là gì?
Trích lục là gì? Có bao nhiêu loại trích lục?

Trích lục được định nghĩa chung chỉ các văn bản giấy tờ, hồ sơ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người dân, nhằm chứng minh quyền sử dụng của người dân trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Có nhiều loại trích lục khác nhau như: trích lục hộ tịch, trích lục hộ khẩu, trích lục bản đồ địa chính,.. Mỗi trích lục đều có chức năng và được thể hiện bằng những văn bản khác nhau.

Trong bài viết sau, Happy Corp sẽ định nghĩa về trích lục đất. Một loại trích lục mà hầu như ai sở hữu bất động sản đều nên biết và hiểu rõ.

2/ Trích lục đất là gì?

Trích lục đất là gì? Hồ sơ và thủ tục xin cấp trích lục đất bao gồm những gì?
Trích lục đất là gì? Hồ sơ và thủ tục xin cấp trích lục đất bao gồm những gì?

Trích lục đất (thửa đất) hay còn được gọi là trích lục bản đồ địa chính, là việc sao chép lại nội dung, thông tin của một thửa đất dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có bao gồm: hình dạng, vị trí, kích thước,..

Trích lục được chia làm 2 loại như sau:

  • Trích lục 1: Bản sao cấp từ sổ gốc
  • Trích lục 2: Bản sao được chứng thực từ bản chính

Việc có trích lục đất giúp cơ quan Nhà nước quản lý đất đai một cách hiệu quả và có thể hỗ trợ/giải quyết những tranh chấp trong quá trình sử dụng đất của người dân. Bên cạnh đó, trích lục đất là một trong những giấy tờ quan trọng khi trình hồ sơ đến UBND cấp huyện hoặc tỉnh để ban hành quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất. Tuy nhiên, trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính không thể thay thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Xem thêm:

3/ Nội dung trích lục đất

Nội dung đầy đủ trong trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính
Nội dung đầy đủ trong trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính

Trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính đầy đủ bao gồm những nội dung và thông tin như sau:

1/ Số thứ tự thửa đất, Khu vực đất

2/ Diện tích: (được tính bằng mét vuông)

3/ Mục đích sử dụng đất

4/ Tên người sử dụng đất (tổ chức)

Địa chỉ

5/ Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về QSDĐ (tăng, giảm so với giấy tờ về QSDĐ)

6/ Bản vẽ thửa đất

6.1/ Sơ đồ thửa đất

6.2/ Toạ độ đỉnh thửa và chiều dài cạnh thửa

7/ Chữ kí của Người trích lục và chữ kí của Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai huyện/ tỉnh.

4/ Trích lục đất có giá trị pháp lý như thế nào?

Trích lục đất có giá trị pháp lý như thế nào?
Trích lục đất có giá trị pháp lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP bởi Thông tư 01/2020/TT-BTP, bản sao trích lục được sử dụng để thay thế cho bản chính, cụ thể trong những trường hợp sau:

– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tóm lại, bản sao trích lục có giá trị pháp lý trong các giao dịch mà pháp luật quy định và bắt buộc phải được chứng thực từ bản chính.

5/ Hồ sơ, thủ tục cần biết khi xin cấp trích lục

Hồ sơ và thủ tục cần thiết khi xin cấp trích lục
Hồ sơ và thủ tục cần thiết khi xin cấp trích lục

a/ Hồ sơ cần có khi xin cấp trích lục thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính

– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất (Phiếu yêu câu phải có nội dung rõ ràng, có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể)

– Văn bản yêu cầu trích lục thửa đất

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất

– CMND, CCCD, giấy chứng minh nhân thân.

b/ Thủ tục xin cấp trích lục thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính

+ Thủ tục nộp hồ sơ và phiếu yêu cầu

– Đối với tổ chức: Nộp tại văn phòng đăng ký đất đai

– Đối với cá nhân: Nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

+ Thủ tục kiểm tra hồ sơ, thẩm định, tiếp nhận và giải quyết yêu cầu

– Sau khi đã nhận được hồ sơ và phiếu yêu cầu hợp lệ thì bên phía văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những thủ tục như sau:

. Cung cấp trích lục bản đồ địa chính cho người có yêu cầu

. Thông về nghĩa vụ tài chính

. Nếu từ chối cung cấp trích lục bản đồ thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản

c/ Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận trích lục

6/ Các trường hợp bắt buộc cần phải có trích lục đất

Các trường hợp bắt buộc phải có trích lục đất
Các trường hợp bắt buộc phải có trích lục đất

Trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính là giấy tờ quan trọng nhằm chứng minh quyền sử dụng đất khi cần thiết. Dưới đây là các trường hợp bắt buộc phải có trích lục đất:

a/ Trường hợp khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp đăng ký lần đầu hoặc đăng ký bổ sung mà nơi cấp chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trang ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì bên phía VPĐKDĐ sẽ thực hiện làm thủ tục trích lục bản đồ địa chính (hoặc trích đo địa chính thửa đất)

b/ Cấp lại GCNQSDĐ

Đối với trường hợp GCNQSDĐ, QSHNO & TSGLVĐ bị mất và xin được cấp lại, thì bên phía VPĐKĐĐ có nghĩa vụ phải trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính) (Theo khoản 3 điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

c/ Giải quyết tranh chấp đất đai

Theo điểm c, khoản 3, điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành thì các bên sẽ trình lên UBND cấp huyện, tỉnh. Đối với trường hợp này thì cần phải trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp. Đây cũng là một trong những căn cứ giúp giải quyết, hoà giải tranh chấp đất đai.

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến trích lục đất hoặc trích lục bản đồ địa chính, hy vọng sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư trong quá trình mua/bán sử dụng đất.

Theo Blog Bất Động Sản Happy Corp

Một số sản phẩm đất Tây Ninh giá tốt

Liên Hệ
174,2 m²
Hiệp Thạnh, Gò Dầu
Liên hệ
144,8 m²
Lộc Ninh, Dương Minh Châu
Liên Hệ
221 m²
Thạnh Đức, Gò Dầu
Liên Hệ
174,2 m²
Hiệp Thạnh, Gò Dầu
Liên Hệ
125 m²
Suối Cầu Đúc, Gò Dầu, Tây Ninh
Liên Hệ
350 m²
Phước Thạnh, Gò Dầu
Liên Hệ
150 m²
Cẩm Giang, Gò Dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.